Việt Luật hỗ trợ quý khách hàng tất tần tật các vấn đề liên quan tới thủ tục tạm ngừng kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay 1 cách nhanh chóng nhất, dễ hiểu nhất và đặc biệt là tiết kiệm nhất:
Với nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, song hành với các doanh nghiệp không ngừng phát triển và nở rộ thì sẽ có cả những doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động ổn định.
Nhiều giải pháp được đặt ra để doanh nghiệp khắc phục tình trạng công ty, trong đó tạm ngừng kinh doanh là biện pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp bảo toàn số vốn, tránh những rủi ro nếu tiếp tục hoạt động hay nặng nề hơn là phá sản.
Tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp quý công ty giảm đi các áp lực các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ “nộp thuế”, thanh toán “tiền lương” cho người lao động. Tạm ngừng kinh doanh có thể giúp quý công ty khá nhiều trong giai đoạn khó khăn tuy nhiên thủ tục để thực hiện việc này các công ty thường không nắm rõ. Tại bài viết bài, Việt Luật mong rằng có thể giúp quý công ty hiểu rõ hơn về tạm ngừng kinh doanh và hồ sơ, trình tự thủ tục để có thể tạm ngừng kinh doanh.
Mục lục
1. Những khó khăn công ty thường gặp phải khi có mong muốn tạm ngừng kinh doanh
- Công ty không biết mình đủ điều kiện để làm tạm ngừng kinh doanh hay không?
- Công ty thường không hiểu rõ về thủ tục và không biết các loại hồ sơ cần chuẩn bị
- Công ty lo lắng khi làm việc với cơ quan hành chính nhà nước
- Công ty không có đầy đủ năng lực chuyên môn khi soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh dẫn đến việc hồ sơ tạm ngừng khi nộp thường xuyên bị các chuyên viên yêu cầu bổ sung và sửa chữa dẫn đến thời gian thực hiện thủ tục bị kéo dài.
- Công ty không nắm rõ về các thủ tục liên quan đến thuế cũng như thông báo tạm ngừng trên cổng thông tin điện tử của công ty
- Những vấn đề sau khi tạm ngừng mà quý công ty cần làm thì thường các công ty không hiểu rõ. Hoặc thủ tục để khôi phục lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng.
2. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Các công ty đều có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tuy nhiên bắt buộc phải có thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh như thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước khi quý công ty tạm ngừng kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh có 2 trường hợp:
– Tạm ngừng theo quyết định của công ty.
– Tạm ngừng theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền
3. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh của các công ty
– Trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế tối thiểu 15 ngày;
– Các công ty chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm và chỉ được gia hạn tạm ngừng liên tiếp không quá một năm tiếp theo;
– Trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp doanh nghiệp có các thỏa thuận khác.
Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động. Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.
4. Bắt buộc phải thông báo khi tạm ngừng kinh doanh?
– Tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh là 15 ngày trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh và tổng thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh không được phép quá hai năm. Như vậy khi có mong muốn tạm ngừng kinh doanh quý công ty bắt buộc phải thông báo với Cơ quan đă3ng ký kinh doanh.
– Khi công ty tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định đã có tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 VNĐ đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Ngoài ra đối với chi nhánh, văn phòng đại diện…thì khi công ty thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ phải tiến hành thông báo tạm ngừng hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty nếu không sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty
Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty
Có hai loại là tạm ngừng theo mong muốn của doanh nghiệp và tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tạm ngừng theo yêu cầu doanh nghiệp hồ sơ bao gồm
Trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh (với hộ kinh doanh thì phải từ 30 ngày trở lên), công ty gửi thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty (Mẫu tại phụ lục II-21, Phụ lục III-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp công ty về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, của các thành viên hợp danh tùy thuộc vào từng loại hình công ty.
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, công ty cần nộp kèm theo thông báo: Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đầu tư, của giấy chứng nhận đăng ký thuế; kèm theo giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp công ty phải tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước sẽ phải thực hiện theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
– Trường hợp khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được các văn bản báo cáo về việc công ty có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên không đáp ứng được đủ điều kiện theo quy định từ phí các cơ quan chức năng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo yêu cầu công ty tạm ngừng kinh doanh hay tạm ngừng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp công ty không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu công ty báo cáo giải trình theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu công ty không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
6. Nghĩa vụ công ty phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Nghĩa vụ thuế của công ty
Nghĩa vụ trả nợ của công ty
7. Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế?
8. Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?
Về hậu quả pháp lý
Về trình tự, thủ tục
9. Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Việt Luật
- Chi phí dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói và hợp lý nhất.
- Tư vấn khách hàng về hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục tạm ngừng
- Quý công ty không phải lên Cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục
- Việt Luật cam kết đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục
- Việt Luật có thể đảm nhận việc lập hồ sơ nhanh
- Luật sư, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, chuyên môn tốt đảm bảo tính pháp lý trước và sau khi tạm ngừng kinh doanh.
- Cam kết của Việt luật khi công ty sử dụng dịch vụ
- Quý công ty không phải di chuyển, không tốn thời gian để nộp hồ sơ
- Việt Luật tư vấn dịch vụ hoàn toàn miễn phí
- Chi phí dịch vụ trọn gói không phát sinh chi phí phụ thêm xem ở bảng giá dịch vụ tại đây: https://phaply24h.vn/bang-gia-dich-vu
Để thực hiện hồ sơ nhanh chóng và tránh các rủi ro pháp lý khi lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục, quý công ty có thể tìm đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Việt Luật. Quý công ty có thể tham khảo nhiều hơn các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, sổ đỏ, mã số mã vạch và đặc biệt là dịch vụ kế toán doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi